PHƯƠNG PHÁP GIÚP BÉ TẬP LẬT HIỆU QUẢ

Tác giả: LÊ THỊ HỒNG NGỌC - đăng vào 00:07 ngày 07.06.2024

Khám phá 4 phương pháp giúp bé tập lật hiệu quả, bao gồm nằm sấp, nằm ngửa, nằm nghiêng và khuyến khích qua trò chơi. Tăng cường sự phát triển vận động của bé một cách tự nhiên và an toàn!

Bé tập lật là một trong những bước ngoặt quan trọng trong sự phát triển vận động, giúp hình thành mối liên kết giữa não và các bộ phận cơ thể. Vậy, mẹ nên làm gì để giúp bé tập lật hiệu quả? Cùng niraki tham khảo ngay 4 phương pháp hữu ích dưới đây nhé!

1. Vì sao cần tập lật cho bé?

Tập lật là bước đầu tiên trong chuỗi các hoạt động vận động của bé. Khi bé học lật, cơ bắp của bé, đặc biệt là cơ bắp ở cổ, lưng, và bụng, sẽ được tăng cường. Đây là những nhóm cơ quan trọng giúp bé chuẩn bị cho việc ngồi, bò, và đi sau này. Quá trình này giúp bé phát triển sự linh hoạt và kiểm soát cơ thể, tạo nền tảng cho các kỹ năng vận động phức tạp hơn.

Khi bé tập lật, não bộ của bé sẽ tạo ra các kết nối mới và củng cố những kết nối hiện có. Việc này giúp tăng cường khả năng xử lý thông tin và cải thiện khả năng nhận thức. Sự phối hợp giữa mắt, tay và cơ thể khi bé lật giúp bé phát triển kỹ năng phản xạ.

Ngoài ra, quá trình tập lật không chỉ là thời gian để bé học hỏi và phát triển mà còn là cơ hội để ba mẹ và bé tương tác với nhau. Những khoảnh khắc bé cười vui khi lật mình thành công hay khi bé cố gắng nhưng chưa làm được sẽ là những kỷ niệm đáng nhớ và gắn kết tình cảm gia đình.

2. 4 phương pháp tập lật hiệu quả cho bé

2.1. Cho bé nằm sấp, ngẩng đầu

Phương pháp này giúp bé phát triển cơ cổ và cơ lưng. Khi bé nằm sấp, các bắp cơ ở cổ và lưng sẽ được kích thích và phát triển, giúp bé có đủ sức mạnh để nâng đầu và lật người. Ngoài ra, tư thế nằm sấp giúp kích thích và phát triển hệ thống thần kinh, cải thiện khả năng phối hợp giữa các giác quan và các bộ phận cơ thể.

Cách thực hiện:

  • Đặt bé nằm sấp trên một bề mặt phẳng, chắc chắn và an toàn, chẳng hạn như thảm tập hoặc sàn nhà có trải thảm mềm, hoặc trên đệm giường. Lưu ý, mặt phẳng không nên quá cứng sẽ khiến bé bị đau tay.

  • Sử dụng đồ chơi kích thích, đặt một món đồ chơi yêu thích ở vị trí cao hơn tầm nhìn của bé một chút. Đồ chơi có màu sắc sặc sỡ và âm thanh sẽ thu hút sự chú ý của bé hơn.

  • Ba mẹ tương tác với bé, có thể gọi tên bé và khuyến khích bé ngẩng đầu lên để nhìn thấy đồ chơi. Ba mẹ có thể lắc lư đồ chơi hoặc tạo âm thanh để bé chú ý và cố gắng ngẩng đầu lên.

  • Thời gian tập luyện, ban đầu chỉ cần cho bé nằm sấp trong vài phút mỗi lần, sau đó từ từ tăng dần thời gian khi bé đã quen với tư thế này và không cảm thấy khó chịu.

2.2. Cho bé nằm ngửa

Tư thế nằm ngửa và lật giúp bé rèn luyện cơ lưng và cơ bụng, nâng cao sức khỏe thể chất để có thể tự lật người một cách dễ dàng. Việc học cách lật từ tư thế nằm ngửa giúp bé phát triển sự linh hoạt và khả năng kiểm soát cơ thể, chuẩn bị cho các vận động phức tạp hơn.

Cách thực hiện:

  • Đặt bé nằm ngửa trên một bề mặt phẳng, an toàn và thoải mái. Mẹ nên đặt bé trên đệm êm hoặc một tấm chăn mềm.

  • Đưa tay xuống phía dưới đỡ lấy lưng bé để giúp bé lật người lại. Mẹ có thể nhẹ nhàng lắc lư người bé để bé cảm nhận được sự chuyển động và cố gắng lật.

  • Khi bé lật qua, nếu bé tự đè lên cánh tay và không rút ra được, mẹ khoan giúp bé mà hãy khuyến khích bé tự rút tay ra, nếu bé không làm được thì mẹ mới nhẹ nhàng giúp bé rút tay ra. Dần dần, bé sẽ học được cách tự lật mà không cần sự trợ giúp.

  • Thực hiện bài tập này mỗi ngày để bé dần dần làm quen và trở nên tự tin hơn trong việc lật người.

2.3. Cho bé nằm ngang

Để bé lật người từ tư thế nằm nghiêng sẽ giúp bé phát triển kỹ năng phối hợp giữa các bộ phận cơ thể, cải thiện khả năng kiểm soát và cân bằng. Tư thế này giúp bé phát triển sự linh hoạt của cơ thể, đặc biệt là vùng hông và vai, chuẩn bị hoạt động phức tạp hơn như bò và đi.

Cách thực hiện:

  • Bước đầu, mẹ đặt bé nằm nghiêng trên đệm giường,

  • Mẹ có thể hỗ trợ bé bằng cách đỡ lưng và giúp bé lật người qua bên phải hoặc bên trái. Bạn có thể nhẹ nhàng lắc lư người bé để bé cảm nhận được sự chuyển động và cố gắng lật.

  • Mẹ sử dụng đồ chơi gọi bé từ một hướng khác hoặc dùng đồ chơi để thu hút bé với tới đồ chơi. Điều này sẽ kích thích bé cố gắng lật người để đạt được mục tiêu.

  • Mẹ giúp bé thực hiện bài tập này hàng ngày để bé biết lật nhanh hơn nhé.

2.4. Khuyến khích bé tập lật qua đồ chơi

Đồ chơi giúp trẻ cảm thấy thú vị và hứng thú hơn trong quá trình tập lật. Khi chơi sẽ khuyến khích bé di chuyển và vận động, giúp phát triển các kỹ năng vận động thô và sự linh hoạt của cơ thể.

Cách thực hiện:

  • Mẹ nên sử dụng những món đồ chơi có màu sắc sặc sỡ và có âm thanh để thu hút sự chú ý của bé. (ví dụ: quả bóng, gấu bông, đồ chơi phát ra âm thanh,...).

  • Ban đầu, mẹ cầm đồ chơi ở gần bé và gọi bé trườn đến. Khi bé đã quen, từ từ tăng dần khoảng cách để bé phải cố gắng trườn nhiều hơn để với tới đồ chơi.

  • Trong khi bé lật, mẹ khuyến khích bé bằng cách khen, vỗ tay và giúp bé kịp thời khi bé gặp khó khăn nhé.

3. Những lưu ý khi giúp bé tập lật

Lật là một dấu mốc quan trọng trong sự phát triển của trẻ, nhưng mẹ không nên quá lo lắng hay sốt ruột. Mỗi bé có mức độ phát triển riêng, vì vậy mẹ nên để bé phát triển tự nhiên. Dưới đây là một số lưu ý quan trọng khi tập lật cho trẻ mẹ nên ghi nhớ:

  • An toàn là trên hết: luôn đảm bảo bé nằm trên bề mặt phẳng, thoải mái, không cao và an toàn khi tập lật. Tránh các bề mặt mềm quá mức hoặc có thể gây ngạt thở. Nếu để bé tập lật trên giường, mẹ nên dùng thanh chắn giường tránh bé rơi từ trên giường xuống.

  • Không ép buộc bé: khi bé chưa sẵn sàng lật, tránh bé bị hoảng sợ và trốn lật mẹ nhé.

  • Kiên nhẫn: mẹ hãy kiên nhẫn và luôn khuyến khích bé trong quá trình tập lật. Tạo ra môi trường vui vẻ, thoải mái để bé cảm thấy hứng thú hơn.

  • Luôn để ý bé: luôn để mắt tới bé khi bé đang tập lật để đảm bảo an toàn và hỗ trợ bé kịp thời khi cần thiết mẹ nhé.

LỜI KẾT

Hy vọng những phương pháp trên của Niraki có thể hỗ trợ mẹ giúp bé yêu biết lật nhanh chóng hơn. Dù biết lật là một dấu mốc quan trọng, tuy nhiên mẹ không nên quá lo lắng, sốt ruột hay ép bé phải nhanh biết lật để tránh rủi ro không đáng có mẹ nhé!

  
Bài viết liên quan
KHI NÀO NÊN BẮT ĐẦU CHO BÉ ĂN DẶM?

KHI NÀO NÊN BẮT ĐẦU CHO BÉ ĂN DẶM?

13.06.2024

Ăn dặm là một bước quan trọng trong hành trình khôn lớn của bé. Đây là giai đoạn bé chuyển từ việc chỉ bú sữa mẹ hoặc sữa công thức sang ăn các loại thực phẩm khác. Bắt đầu ăn dặm đúng thời điểm và đúng cách sẽ giúp bé phát triển toàn diện về...

HƯỚNG DẪN CHO BÉ BÚ BÌNH KHÔNG BỊ SẶC

HƯỚNG DẪN CHO BÉ BÚ BÌNH KHÔNG BỊ SẶC

13.06.2024

Cho bé bú bình tưởng chừng là một việc đơn giản, tuy nhiên với nhiều người làm ba mẹ lần đầu thì việc cho bé bú bình mà không bị sặc là một trong những thử thách trên hành trình nuôi bé lớn khôn. Nhưng ba mẹ đừng lo quá nhé, vì ngày hôm nay...

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ VIÊM DA CƠ ĐỊA Ở TRẺ SƠ SINH

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ VIÊM DA CƠ ĐỊA Ở TRẺ SƠ SINH

13.06.2024

Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng tránh viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh. Bảo vệ làn da nhạy cảm của bé yêu với những thông tin hữu ích và biện pháp phòng ngừa hiệu quả. Viêm da cơ địa là một trong những bệnh về da phổ biến nhất ở trẻ sơ sinh...

PHÒNG NGỪA CÔN TRÙNG CẮN CHO TRẺ

PHÒNG NGỪA CÔN TRÙNG CẮN CHO TRẺ

13.06.2024

Côn trùng đốt là một trong những mối nguy hiểm mà trẻ nhỏ dễ gặp phải, đặc biệt là trong mùa hè côn trùng sinh sôi hoặc khi bé vui chơi ngoài trời. Các vết cắn của côn trùng có thể gây khiến bé khó chịu và đôi khi có thể gây ra các phản...

BÉ SƠ SINH CẦN BỔ SUNG VITAMIN GÌ?

BÉ SƠ SINH CẦN BỔ SUNG VITAMIN GÌ?

13.06.2024

Sự phát triển toàn diện của bé sơ sinh không chỉ phụ thuộc vào sữa mẹ hay sữa công thức mà còn cần đến việc bổ sung đầy đủ các loại vitamin và khoáng chất. Những vi chất này đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ hệ miễn dịch, phát triển xương, răng...

Không thể bỏ lỡ
 - Free Ship
Giỏ hàng của bạn còn trống
Xem chi tiết giỏ hàng

Phí ship & thuế được tính ở Trang Thanh Toán

Thanh toán 0₫
Social Zalo Zalo Social Youtube Youtube Social Facebook Facebook

Chưa có sản phẩm trong danh sách yêu thích

Chưa có sản phẩm trong danh sách so sánh