7 BƯỚC MASSAGE BÉ ĐƠN GIẢN TẠI NHÀ

Tác giả: LÊ THỊ HỒNG NGỌC - đăng vào 14:44 ngày 07.06.2024

Hướng dẫn cách massage cho bé một cách đơn giản tại nhà, giúp bé thư giãn, ngủ ngon và phát triển toàn diện.

Massage là một phương pháp tuyệt vời không chỉ để giúp bé thư giãn mà còn tăng cường sức khỏe và phát triển tốt cho bé yêu của bạn. Hãy cùng Niraki khám phá 7 bước massage bé đơn giản nhưng hiệu quả ngay dưới bài viết này nhé!

1.Lợi ích khi massage cho bé

Massage thường xuyên không chỉ giúp bé thư giãn mà còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe và phát triển quan trọng cho bé yêu của mẹ.

  • Giảm căng thẳng và lo lắng: massage là một phương pháp giúp giảm căng thẳng ở bé. Những động tác huyển động nhẹ nhàng và âm nhạc trong quá trình massage giúp bé thư giãn hơn.

  • Tăng cường sự phát triển vận động: các động tác massage kích thích sự phát triển của cơ bắp, xương và khớp của bé. Đặc biệt, massage thường xuyên có thể giúp bé phát triển khả năng vận động linh hoạt hơn.

  • Cải thiện tuần hoàn máu: nếu massage thường xuyên giúp kích thích tuần hoàn máu trong cơ thể bé. Điều này không chỉ cải thiện việc vận chuyển dưỡng chất đến các cơ bắp và tế bào mà còn giúp loại bỏ các chất độc hại khỏi cơ thể bé.

  • Hỗ trợ tiêu hóa: massage bụng nhẹ nhàng có thể giúp kích thích quá trình tiêu hóa của bé. Các động tác massage như xoay tròn trên bụng bé có thể giúp nâng cao quá trình tiêu hóa và giảm tình trạng táo bón.

  • Tăng cường hệ miễn dịch: nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng massage có thể tăng cường hệ miễn dịch của bé. Việc kích thích các dây thần kinh và các hệ thống cơ bắp trong quá trình massage có thể giúp cơ thể sản xuất ra các tế bào bạch cầu và chất kháng thể, giúp bé chống lại các vi khuẩn và bệnh tật.

2. 7 bước massage bé đơn giản

  • Bước 1: Làm quen với trẻ trước khi massage cho bé

Trước khi massage, mẹ cần phải làm quen và được sự "cho phép" của bé. Nếu bé không quan tâm cũng như không thích thú thì sẽ rất khó thực hiện. Cách đơn giản nhất để làm được điều này là lấy 1 ít dầu vào lòng bàn tay và xoa nhẹ nhàng lên bụng. Nếu bé vẫn càu nhàu hoặc khóc mẹ có thể mở nhạc và chơi đùa với bé cho đến khi bé sẵn sàng. Nếu bé tỏ vẻ thích thú thì hãy tiến hành massage.

Lưu ý là lần đầu bé thường có cảm giác không thoải mái với việc massage nhưng khi đã quen với nó thì thậm chí bé sẽ cảm thấy thích thú và muốn được làm nhiều hơn nữa.

  • Bước 2: Massage chân cho bé

Mẹ hãy bắt đầu bằng việc massage chân cho bé. Xoa vài giọt dầu lên lòng bàn tay và bắt đầu massage lòng bàn chân của bé. Massage từ gót lên đến ngón chân bằng ngón tay cái. Sau đó sử dụng lòng bàn tay massage phần dưới và trên cùng của chân bé. Từ từ, tạo vòng tròn bằng ngón tay cái của bạn ở cuối mỗi chân và sau đó đến các ngón chân. Nâng một trong hai chân và thực hiện vuốt nhẹ nhàng trên mắt cá chân và từ từ kéo dài nó về phía đùi. Nhẹ nhàng vuốt từ chân đến đùi. Mẹ cũng có thể massage cả hai chân cùng một lúc nếu bé bình tĩnh và thư giãn.

Kết thúc massage chân bằng cách nhẹ nhàng nắm đùi bằng cả hai tay. Vuốt chậm xuống từ dưới đùi chân.

  • Bước 3: Massage tay cho bé

Cách massage tương tự như với chân. Đầu tiên, giữ bàn tay của bé và massage theo các đường nét tròn trên lòng bàn tay của bé. Sau đó, lật tay bé lại và massage nhẹ nhàng mặt sau của bàn tay. Tiếp nữa, nhẹ nhàng xoa cổ tay của bé theo các vòng tròn. Di chuyển từ từ về phía cẳng tay và hướng tới phần cánh tay trên. Massage toàn bộ cánh tay với chuyển động tròn nhẹ nhàng như thể mẹ đang vắt khăn.

  • Bước 4: Massage ngực và vai

Thực hiện các cú gõ nhẹ nhàng theo sát từ vai trái và phải về phía ngực của em bé. Sau đó mẹ đưa bàn tay trở lại vai. Lặp lại động tác nhẹ nhàng. Tiếp theo, đặt cả hai tay vào giữa ngực em bé và xoa theo hướng vòng cung từ trong ra ngoài.

  • Bước 5: Massage bụng cho bé

Tiếp theo là phần bụng của bé. Đây là phần nhạy cảm vì thế mẹ cần tránh những áp lực quá nặng lên bụng bé. Bắt đầu từ phần trên cùng của bụng ngay dưới xương sườn. Đặt lòng bàn tay dưới sương sườn và xoa nhẹ nhàng tròn theo chiều kim đồng hồ ngang qua bụng - xung quanh rốn.

Tiếp tục các chuyển động tròn theo chiều kim đồng hồ xung quanh rốn. Cần tránh chạm vào rốn vì trẻ mới rụng rốn, nên còn khá nhạy cảm.

  • Bước 6: Massage mặt và đầu

Massage mặt và đầu thường rất khó vì trẻ có xu hướng nghịch ngợm và cựa quậy khá nhiều. Mẹ bắt đầu bằng việc đặt đầu ngón trỏ vào giữa trán của bé và từ từ vuốt ve dọc theo đường viền khuôn mặt về phía cằm. Từ cằm, di chuyển ngón tay của mẹ lên má và xoa má nhẹ nhàng theo chuyển động tròn. Lặp lại động tác một vài lần.

Sau khi massage mặt, bắt đầu massage da đầu bằng ngón tay như mẹ đang gội đầu cho bé. Sử dụng lực nhẹ nhàng từ đầu ngón tay của mẹ và không dùng lực mạnh vì hộp sọ của bé rất yếu và nhạy cảm.

  • Bước 7: Cuối cùng là massage lưng

Sau khi massage mặt và đầu xong bạn xoay người bé lại và massage lưng. Đặt đầu ngón tay của bạn lên trên lưng của bé và xoa vòng tròn theo chiều kim đồng hồ quanh vùng lưng của bé. Sau đó mẹ đặt ngón tay và ngón giữa ở hai bên của cột sống và nhẹ nhàng di chuyển ngón tay xuống mông.

3. Những lưu ý khi massage bé

Khi massage bé mẹ cần lưu ý những điểm sau:

  • Chọn thời điểm phù hợp: hãy chọn thời điểm khi bé thức dậy, trước hoặc sau khi bé tắm để massage.

  • Sử dụng dầu massage an toàn: chọn loại dầu không chứa hóa chất và thử trên một phần nhỏ da trước khi sử dụng.

  • Để ý tới phản ứng của bé: luôn lắng nghe và quan sát phản ứng của bé, ngưng lại nếu bé không thoải mái.

  • Dùng lực nhẹ nhàng: tránh áp lực quá mạnh lên cơ thể bé, luôn massage nhẹ nhàng và êm ái.

LỜI KẾT

Trên đây là 7 bước massage đơn giản, hiệu quả tại nhà cho bé. Hy vọng các mẹ sẽ áp dụng thành công và có những khoảnh khắc tuyệt vời bên bé yêu. Mẹ hãy nhớ dành thời gian để chăm sóc và kết nối với bé thông qua việc massage, lắng nghe và tận hưởng mọi khoảnh khắc đặc biệt cùng con yêu mẹ nhé.

  
Bài viết liên quan
KHI NÀO NÊN BẮT ĐẦU CHO BÉ ĂN DẶM?

KHI NÀO NÊN BẮT ĐẦU CHO BÉ ĂN DẶM?

13.06.2024

Ăn dặm là một bước quan trọng trong hành trình khôn lớn của bé. Đây là giai đoạn bé chuyển từ việc chỉ bú sữa mẹ hoặc sữa công thức sang ăn các loại thực phẩm khác. Bắt đầu ăn dặm đúng thời điểm và đúng cách sẽ giúp bé phát triển toàn diện về...

HƯỚNG DẪN CHO BÉ BÚ BÌNH KHÔNG BỊ SẶC

HƯỚNG DẪN CHO BÉ BÚ BÌNH KHÔNG BỊ SẶC

13.06.2024

Cho bé bú bình tưởng chừng là một việc đơn giản, tuy nhiên với nhiều người làm ba mẹ lần đầu thì việc cho bé bú bình mà không bị sặc là một trong những thử thách trên hành trình nuôi bé lớn khôn. Nhưng ba mẹ đừng lo quá nhé, vì ngày hôm nay...

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ VIÊM DA CƠ ĐỊA Ở TRẺ SƠ SINH

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ VIÊM DA CƠ ĐỊA Ở TRẺ SƠ SINH

13.06.2024

Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng tránh viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh. Bảo vệ làn da nhạy cảm của bé yêu với những thông tin hữu ích và biện pháp phòng ngừa hiệu quả. Viêm da cơ địa là một trong những bệnh về da phổ biến nhất ở trẻ sơ sinh...

PHÒNG NGỪA CÔN TRÙNG CẮN CHO TRẺ

PHÒNG NGỪA CÔN TRÙNG CẮN CHO TRẺ

13.06.2024

Côn trùng đốt là một trong những mối nguy hiểm mà trẻ nhỏ dễ gặp phải, đặc biệt là trong mùa hè côn trùng sinh sôi hoặc khi bé vui chơi ngoài trời. Các vết cắn của côn trùng có thể gây khiến bé khó chịu và đôi khi có thể gây ra các phản...

BÉ SƠ SINH CẦN BỔ SUNG VITAMIN GÌ?

BÉ SƠ SINH CẦN BỔ SUNG VITAMIN GÌ?

13.06.2024

Sự phát triển toàn diện của bé sơ sinh không chỉ phụ thuộc vào sữa mẹ hay sữa công thức mà còn cần đến việc bổ sung đầy đủ các loại vitamin và khoáng chất. Những vi chất này đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ hệ miễn dịch, phát triển xương, răng...

Không thể bỏ lỡ
 - Free Ship
Giỏ hàng của bạn còn trống
Xem chi tiết giỏ hàng

Phí ship & thuế được tính ở Trang Thanh Toán

Thanh toán 0₫
Social Zalo Zalo Social Youtube Youtube Social Facebook Facebook

Chưa có sản phẩm trong danh sách yêu thích

Chưa có sản phẩm trong danh sách so sánh