TẮC TIA SỮA SAU SINH: NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH CHỮA HIỆU QUẢ

Tác giả: LÊ THỊ HỒNG NGỌC - đăng vào 11:59 ngày 13.06.2024

Nuôi con bằng sữa mẹ là một trải nghiệm tuyệt vời. Tuy nhiên, không phải lúc nào quá trình này cũng diễn ra suôn sẻ. Một trong những khó khăn phổ biến mà các mẹ sau sinh thường gặp phải là tình trạng tắc tia sữa gây đau đớn và ảnh hưởng đến dinh dưỡng bé yêu. Mẹ hãy cùng Niraki tìm hiểu nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa trị tắc tia sữa hiệu quả để có thể chăm sóc tốt nhất cho bản thân và con yêu nhé!

1. Tắc tia sữa là gì?

Tắc tia sữa là hiện tượng các ống dẫn sữa bị nghẹt, làm cho sữa không thể chảy ra ngoài một cách bình thường. Điều này có thể xảy ra ở một hoặc nhiều ống dẫn sữa và thường gây ra cảm giác đau đớn, căng tức ở vùng ngực. Khi bị tắc tia sữa, mẹ sẽ gặp khó khăn trong việc cho con bú, thậm chí có thể dẫn đến viêm vú nếu không được xử lý kịp thời.

2. Những dấu hiệu khi bị tắc tia sữa

Tắc tia sữa thường gặp nhiều ở mẹ sau sinh, và việc nhận biết sớm các dấu hiệu là rất quan trọng để có thể xử lý kịp thời. Dưới đây là các dấu hiệu mà mẹ cần chú ý:

  • Ngực căng cứng, đau nhức: cảm giác này có thể xuất hiện ở một hoặc cả hai bên ngực, và thường đi kèm với cảm giác nặng nề, khó chịu.

  • Vùng da ngực nóng, đỏ: do sự tích tụ của sữa trong các ống dẫn bị tắc nghẽn, dẫn đến viêm và tăng nhiệt độ cục bộ.

  • Cảm giác nặng nề ở ngực: khi sữa không thể chảy ra ngoài, ngực sẽ trở nên nặng nề hơn. Cảm giác này thường khiến mẹ cảm thấy khó chịu và muốn giải phóng áp lực bằng cách cho con bú hoặc hút sữa ra ngoài.

  • Sữa chảy ít hoặc không chảy ra khi bé bú: khi tắc tia sữa, lượng sữa chảy ra giảm đáng kể hoặc thậm chí không chảy ra khi bé bú khiến bé khó chịu, quấy khóc vì không đủ sữa.

  • Có thể xuất hiện cục cứng trong ngực: mẹ có thể cảm nhận hoặc sờ thấy các cục cứng trong ngực. Những cục cứng này thường là do sữa bị tắc lại trong các ống dẫn và không thể chảy ra ngoài có thể gây đau và viêm.

  • Sốt và mệt mỏi (trong trường hợp viêm vú): nếu tình trạng tắc tia sữa không được giải quyết kịp thời, có thể dẫn đến viêm vú. Khi bị viêm vú, mẹ sẽ có các triệu chứng như sốt cao, ớn lạnh và mệt mỏi toàn thân. Vùng ngực bị viêm đau đớn, mẹ không thể cho con bú.

Hình ảnh bài viết

3. Nguyên nhân bị tắc tia sữa

Có nhiều nguyên nhân gây tắc tia sữa thường gặp như:

  • Dư thừa sữa mẹ: sữa mẹ còn thừa đọng lại trong ống dẫn sữa gây tắc nghẽn do bé bú không hết hoặc mẹ hút không kiệt.

  • Ngực chịu áp lực: chẳng hạn như mẹ mặc áo ngực quá chật, bó sát hoặc do tư thế nằm sấp khi ngủ.

  • Mẹ không cho bé bú thường xuyên: mẹ lưu ý nếu không cho bé bú hoặc hút sữa ra ngoài trong 5-24 giờ sẽ gây ra tình trạng tắc tia sữa.

  • Bé bú sai tư thế: sẽ không bú đủ lượng sữa mẹ được sản xuất khiến sữa mẹ còn thừa gây ứ đọng, tắc tia sữa.

  • Mẹ không hút sữa thường xuyên: đây cũng là nguyên nhân khiến sữa bị đọng gây tắc hoặc viêm tia sữa. Mẹ sử dụng một số máy hút sữa có lực hút yếu, không kiệt cũng gây nên tình trạng này.

  • Căng thẳng, stress: căng thẳng tâm lý làm chậm quá trình sản sinh hormone oxytocin gây chậm quá trình tiết sữa gây nên tắc hoặc viêm tia sữa.

Hình ảnh bài viết

4. Cách chữa tắc tia sữa hiệu quả cho mẹ sau sinh

Dù tắc tia sữa là một vấn đề phổ biến ở các mẹ sau sinh, nhưng may mắn là có nhiều phương pháp hiệu quả để xử lý tình trạng này. Dưới đây là những biện pháp giúp mẹ giải quyết tắc tia sữa và duy trì việc nuôi con bằng sữa mẹ hiệu quả:

  • Cho bé bú thường xuyên: là biện pháp đơn giản nhưng rất hiệu quả để giảm tắc tia sữa. Khi bé bú, sữa sẽ được hút ra đều đặn, giúp ngăn chặn việc ứ đọng sữa trong các ống dẫn. Hãy cố gắng cho bé bú mỗi 2-3 giờ một lần (tùy vào tháng tuổi), kể cả vào ban đêm. Việc bú đều đặn không chỉ giúp thông tia sữa mà còn kích thích sản xuất sữa mới, đảm bảo bé luôn có nguồn sữa dồi dào.

  • Massage ngực: mẹ có thể dùng đầu ngón tay xoa nhẹ nhàng theo hướng từ ngoài vào trong, từ chân ngực lên đầu ti. Lực massage không nên quá mạnh để tránh gây tổn thương. Mẹ có thể kết hợp massage khi cho bé bú hoặc trước khi dùng máy hút sữa để tăng hiệu quả. Massage giúp làm mềm các khối sữa cứng, giúp sữa chảy ra dễ dàng hơn.

Hình ảnh bài viết

  • Chườm khăn ấm: trước khi cho bé bú hoặc hút sữa, mẹ có thể dùng khăn ấm đắp lên ngực khoảng 15-20 phút giúp giãn nở các ống dẫn sữa, làm mềm các cục sữa tắc và giúp sữa chảy ra dễ dàng hơn. Mẹ có thể kết hợp chườm ấm với massage để tăng cường hiệu quả.

  • Hút sữa: sử dụng máy hút sữa cũng là một cách hiệu quả để giải quyết tình trạng tắc tia sữa. Mẹ nên hút sữa đều đặn nếu bé không bú đủ hoặc nếu muốn đảm bảo rằng sữa được hút ra hết sau mỗi lần bú. Hãy chọn máy hút sữa phù hợp và có chế độ massage/hút sâu để hỗ trợ massage và hút kiệt tránh sữa đọng lại.

  • Thay đổi tư thế bú: có thể giúp bé ngậm đúng khớp và hút sữa hiệu quả hơn. Một số tư thế như tư thế bú bóng bầu dục, tư thế ngồi thẳng hoặc nằm ngả người có thể giúp bé bú dễ hơn. Hãy thử các tư thế khác nhau và tìm ra tư thế mà mẹ và bé cảm thấy thoải mái nhất nhé.

  • Uống nhiều nước và nghỉ ngơi: đảm bảo cung cấp đủ nước cho cơ thể là yếu tố rất quan trọng để duy trì lượng sữa dồi dào. Mẹ cần uống đủ 2-3 lít nước mỗi ngày, bao gồm nước lọc, sữa, nước trái cây và các loại nước canh. Bên cạnh đó, việc nghỉ ngơi đầy đủ cũng rất cần thiết. Mẹ nên dành thời gian nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc và tránh căng thẳng để cơ thể có thể sản xuất sữa hiệu quả. Căng thẳng và mệt mỏi có thể làm giảm lượng sữa và gây tắc tia sữa.

  • Thực phẩm và dinh dưỡng: chế độ ăn uống cân đối, lành mạnh sẽ giúp mẹ duy trì sức khỏe và đảm bảo nguồn sữa chất lượng cho bé. Mẹ nên ăn nhiều rau xanh, trái cây, các loại hạt, thịt nạc, cá, trứng và các sản phẩm từ sữa. Đặc biệt, các loại thực phẩm như đu đủ, hạt chia, hạt mè, cá hồi, và các loại rau có màu xanh đậm được cho là có tác dụng kích thích tiết sữa. Tránh các thực phẩm có thể gây mất sữa như đồ uống có cồn, cà phê, các loại thực phẩm có tính lạnh hoặc gây dị ứng.

Hình ảnh bài viết

  • Giữ vệ sinh ngực: giữ vệ sinh ngực sạch sẽ và khô ráo cũng góp phần phòng tránh tắc tia sữa và viêm nhiễm. Mẹ nên lau sạch ngực sau mỗi lần cho bé bú hoặc hút sữa, sử dụng khăn mềm và nước ấm. Tránh dùng các loại xà phòng có chất tẩy rửa mạnh vì có thể làm khô da và gây nứt nẻ. Nếu có vết nứt hoặc viêm nhiễm, mẹ nên dùng các sản phẩm kem bôi chuyên dụng cho mẹ sau sinh để điều trị và bảo vệ vùng da nhạy cảm.

  • Tham khảo ý kiến bác sĩ: nếu tình trạng tắc tia sữa kéo dài hoặc kèm theo triệu chứng viêm vú như sốt cao, ớn lạnh, đau tức ngực nghiêm trọng, mẹ nên tìm đến bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời.

Mỗi mẹ có cơ địa và tình trạng sức khỏe khác nhau, nên việc tìm ra phương pháp phù hợp nhất có thể cần thời gian. Quan trọng là mẹ không nên nản lòng và luôn duy trì tinh thần lạc quan, tìm kiếm sự hỗ trợ từ gia đình và các chuyên gia y tế. Với sự chăm sóc đúng cách và kịp thời, mẹ sẽ vượt qua tắc tia sữa và tiếp tục hành trình nuôi con bằng sữa mẹ một cách suôn sẻ nên mẹ đừng lo lắng quá nhé.

LỜI KẾT

Tắc tia sữa sau sinh là một vấn đề phổ biến mà nhiều mẹ gặp phải, tuy nhiên nếu mẹ hiểu biết và áp dụng biện pháp xử lý đúng cách, mẹ sẽ dễ dàng vượt qua và nuôi con bằng sữa mẹ một cách hiệu quả. Mẹ nhớ luôn chú ý đến các dấu hiệu của cơ thể, duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, nghỉ ngơi đủ, và cho bé bú thường xuyên nhé. Đừng quên theo dõi chuyên mục Kiến thức cho mẹ của Niraki để cập nhật thêm nhiều kiến thức thay, thú vị nhé!

Bài viết liên quan
10 THỰC PHẨM LỢI SỮA CHO MẸ SAU SINH

10 THỰC PHẨM LỢI SỮA CHO MẸ SAU SINH

13.06.2024

Sau sinh, việc nuôi con bằng sữa mẹ là một trong những cách tốt nhất để đảm bảo sự phát triển toàn diện cho bé. Tuy nhiên, nhiều mẹ gặp khó khăn trong việc duy trì lượng sữa ổn định. Một chế độ dinh dưỡng hợp lý và bổ sung các thực phẩm lợi sữa...

CÔNG DỤNG VÀ LIỀU DÙNG D2K3 CHO TRẺ SƠ SINH

CÔNG DỤNG VÀ LIỀU DÙNG D2K3 CHO TRẺ SƠ SINH

13.06.2024

Việc trẻ còi xương, chậm lớn so với bạn bè đồng trang lứa khiến cha mẹ lo lắng về sự phát triển của con. Một trong những nguyên nhân chính của điều đó là trẻ không được hấp thu đầy đủ vitamin D và vitamin K. Vì thế, ở bài viết này Niraki sẽ giới...

NUÔI CON BẰNG SỮA CÔNG THỨC, NÊN HAY KHÔNG?

NUÔI CON BẰNG SỮA CÔNG THỨC, NÊN HAY KHÔNG?

13.06.2024

"Nên nuôi con bằng sữa mẹ hay sữa công thức?" là câu hỏi nhiều mẹ băn khoăn khi bắt đầu hành trình nuôi con. Sữa mẹ được coi là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh, tuy nhiên không thiếu những mẹ gặp khó khăn khi nuôi con bằng sữa mẹ và cần...

HƯỚNG DẪN BẾ TRẺ SƠ SINH THEO TỪNG THÁNG

HƯỚNG DẪN BẾ TRẺ SƠ SINH THEO TỪNG THÁNG

07.06.2024

Tìm hiểu cách bế trẻ sơ sinh đúng cách theo từng giai đoạn phát triển. Hướng dẫn chi tiết các tư thế bế trẻ an toàn và những lưu ý quan trọng để bảo vệ sức khỏe và sự phát triển của bé yêu Việc bế trẻ sơ sinh đúng cách không chỉ giúp bé cảm...

Không thể bỏ lỡ
 - Free Ship
Giỏ hàng của bạn còn trống
Xem chi tiết giỏ hàng

Phí ship & thuế được tính ở Trang Thanh Toán

Thanh toán 0₫
Social Zalo Zalo Social Youtube Youtube Social Facebook Facebook

Chưa có sản phẩm trong danh sách yêu thích

Chưa có sản phẩm trong danh sách so sánh